Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy hoạch Ban quản lý

Quy hoạch - Kế hoạch  
Quy hoạch Ban quản lý

 
I. KHU ĐẠI HỌC NAM CAO
1. Mục tiêu:
Khu Đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam được thành lập theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 27/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu:
 - Đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
 - Góp phần điều chỉnh mạng lưới trường đại học, cao đẳng cho vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và việc di dời một số trường đại học, cao đẳng từ nội thành Thành phố Hà Nội đến các khu quy hoạch, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
 - Xác lập mô hình tiên tiến về tổ chức xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gắn với đô thị. Tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tập trung, hiện đại hóa theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đặt tiền đề thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên và nguồn lực cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
 2. Tính chất:
 - Khu đại học gồm tổ hợp các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; là một bộ phận của mạng lưới trường đại học, cao đẳng.
 - Khu Đại học Nam Cao gồm nhiều pháp nhân khác nhau được đầu tư xây dựng trong không gian quy hoạch thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại; được khai thác hệ thống hạ tầng và các tiện ích chung, đồng thời tự chủ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu phát triển hoạt động của mình, phù hợp với quy hoạch xây dựng Khu Đại học đã được phê duyệt.
3. Cơ cấu chức năng:
 - Các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bao gồm các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề kỹ thuật cao, đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy hoạch di chuyển toàn bộ hoặc một bộ phận của các trường và các cơ sở được thành lập mới theo quy định;
 - Các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hợp tác được thành lập theo hình thức hợp tác đầu tư, liên kết với nước ngoài.
 - Trung tâm điều hành, khu ký túc xá sinh viên tập trung, thể dục thể thao, công viên cây xanh và một số cơ sở hỗn hợp đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng;
 - Chức năng đô thị bao gồm: Cơ sở dịch vụ công cộng, dịch vụ thương mại, các khu dân cư hiện có được cải tạo, chỉnh trang và khu dân cư xây dựng mới theo quy hoạch đô thị. 
 4. Vị trí Khu Đại học:
 
- Vị trí trong tỉnh: Dự án nằm trên trục động lực phát triển đô thị của tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Phủ Lý (6-7)km về hướng Bắc, nằm trên địa bàn xã Tiên Nội, Hoàng Đông, Tiên Ngoại huyện Duy Tiên, xã Tiên Tân, Tiên Hiệp thành phố Phủ Lý.
 - Vị trí trong vùng/ khu vực: Khu vực xây dựng dự án thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (theo phân vùng kinh tế - xã hội quốc gia ) gồm 11 tỉnh, thành phổ (với 7/11 tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ) là Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và các tỉnh còn lại là Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
 - Đây là một trong những khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông (nằm kẹp giữa đường Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; nối Tỉnh Hà Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Nam, với Nam Định ở phía Đông Nam qua quốc lộ 21A; với Thái Bình, Hưng Yên ở phía Đông Bắc qua quốc lộ 38, đường vành đai 5 Thủ đô. Khoảng cách từ vị trí dự án đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài khoảng 75km.
 - Kết nối với hành lang kinh tế Hà Nội - TPHCM, kết nối thuận tiện với các đô thị lớn qua tuyến đường cao tốc và QL1A.
 - Gắn với trung tâm mới của thành phố một cách dễ dàng qua trục giao thông 68m cùng tuyến đường sắt đô thị.
 - Có vị trí trung tâm thuận lợi trong kết hợp giữa doanh nghiệp và đào tạo. Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả 2 khu vực phát triển công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam của Tỉnh.
 
 
5. Quy mô và kế hoạch thực hiện dự án:
5.1 Quy mô sử dụng đất toàn Khu Đại học khoảng 754ha trong đó:
- Diện tích đất cho cơ sở đào tạo, nghiên cứu: 388ha;
- Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 185ha;
- Đất ở và chức năng đô thị: 181 ha.
5.2. Quy mô dân số toàn Khu Đại học khoảng 84.000 người trong đó:
- Số lượng Sinh viên: 50.000 Sinh viên;
- Số lượng Cán bộ giảng viên: 4.000 người;
- Dân số đô thị khoảng: 30.000 người.
5.3.  Vốn và nguồn vốn đầu tư:
a) Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung dự kiến khoảng 6.750 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi khoảng 945 tỷ đồng;
- Kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 5.805 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương, vốn đầu tư phát triển của địa phương, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư theo hình thức BCC, BOT, BTO, BT.
b) Kinh phí xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ chung của Khu Đại học khoảng 3.235 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí đầu tư xây dựng các công trình điều hành phục vụ Khu Đại học khoảng 900 tỷ đồng;
- Kinh phí đầu tư xây dựng các công trình sân bãi thể dục thể thao, trung tâm nghiên cứu khoảng 246 tỷ đồng;
- Kinh phí đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ công thương mại khoảng 713 tỷ đồng;
- Kinh phí đầu tư xây dựng khu ký túc xá tập trung khoảng 1.375 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương, vốn đầu tư phát triển của địa phương, nguồn vốn huy động xã hội (xã hội hóa), vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư theo hình thức BCC, BOT, BTO, BT.
c) Kinh phí xây dựng các dự án đầu tư các cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu phát triển khoảng 9.110 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí xây dựng các cơ sở đào tạo khoảng 7.080 tỷ đồng;
- Kinh phí xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoảng 2.030 tỷ đồng.
Vốn đầu tư của các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; vốn của các nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA được Nhà nước cân đối); Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước./.